Rớt visa Mỹ có lẽ là tình trạng chung của rất nhiều người hiện nay.
Phần lớn là do mọi người đã đánh giá thấp những chi tiết nhỏ trong quá trình làm hồ sơ và phỏng vấn nhưng chúng lại là những nguyên nhân chính khiến chiếc visa Mỹ bị từ chối.
Trong bài viết này, Ngôi Sao Group sẽ đưa ra 7 nguyên nhân rớt visa Mỹ phổ biến cũng như kinh nghiệm xin phỏng vấn visa Mỹ lần 2.
1. Những Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Rớt Phỏng Vấn Visa Mỹ
1.1 Không Thể Hiện Đầy Đủ Mục Đích Của Chuyến Đi
1.2 Hành Vi Bất Thường Trong Khu Vực Lãnh Sự Quán
1.3 Không Có Sự Ràng Buộc Nào Với Quốc Gia Của Bạn
1.4 Trả Lời Phỏng Vấn Thiếu Tự Tin, Ấp Úng
1.5 Không Làm "Dày" Lịch Sử Du Lịch
1.5 Trang Phục Của Bạn Không Phù Hợp
2. Rớt Visa Mỹ Bao Lâu Xin Lại Được ?
3. Phỏng Vấn Visa Mỹ Lần 2 Nên Cải Thiện Những Gì ?
3.1 Thể Hiện Được Lịch Trình Và Mục Đích Du Lịch
3.3 Làm Dày Lịch Sử Du Lịch Của Mình
1. Những Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Rớt Phỏng Vấn Visa Mỹ
1.1 Không Thể Hiện Đầy Đủ Mục Đích Của Chuyến Đi:
Một câu hỏi mà tất cả các đương đơn đều phải "đối mặt" đó là :"Mục đích trong chuyến đi lần này của bạn là gì ?"
Khi phỏng vấn visa Mỹ, việc không trả lời cụ thể về mục đích chuyến đi có thể tạo ra những kết quả không mấy tích cực đối với quá trình xin visa.
Các viên chức lãnh sự thường tìm kiếm sự rõ ràng và trung thực trong các câu trả lời để đánh giá mục đích chuyến đi của bạn có phù hợp với loại visa bạn đang xin hay không.
Thật không may, phần lớn các chúng ta thường sẽ trả lời theo một cách rất chung chung, như là :
- "Tôi muốn có một chuyến tham quan bờ Tây nước Mỹ"
- "Tôi sẽ đến thăm nhà người thân", nhưng không cung cấp tiếp lịch trình sau đó
- "Tôi muốn đi du lịch Mỹ để thay đổi không khí và xem xét nếu tôi muốn định cư ở đây"
Hãy chuẩn bị thật kỹ lịch trình của bạn và đảm bảo mọi chi tiết trước khi tham gia phỏng vấn, cố gắng ghi nhớ chúng và trả lời một cách mạch lạc trong quá trình phỏng vấn để nhân viên lãnh sự quán nhận thấy sự chỉn chu và tạo được ấn tượng ban đầu. Có như vậy thì tỉ lệ đậu visa du lịch Mỹ của bạn được chấp thuận cũng sẽ cao hơn rất nhiều.
1.2 Hành Vi Bất Thường Trong Khu Vực Lãnh Sự Quán:
Thông thường, khi bước đến khu vực của lãnh sự quán để chuẩn bị phỏng vấn, ít nhiều tâm lý trong chúng ta sẽ có một chút lo lắng và hồi hộp.
Điều này dẫn đến việc một số ứng viên sẽ bắt đầu hỏi han, trao đổi tình hình với mọi người xung quanh một cách quá mức.
Khách quan mà nói thì chuyện này cũng chẳng có gì là sai cả, chúng tôi hiểu bạn chỉ đang tìm một người đồng minh để trấn an và chia sẻ kinh nghiệm để tăng tỉ lệ đậu phỏng vấn.
Nhưng có lẽ bạn không biết rằng, việc bạn lăng xăng "chạy chỗ này, ngồi chỗ kia" trong khu vực lãnh sự quán có thể sẽ gây ra sự chú và khiến cho các viên chức lãnh sự không mấy hài lòng
Lý do là vì họ cho rằng đó hành vi không bình thường trong một môi trường đề cao sự nghiêm túc.
1.3 Không Có Sự Ràng Buộc Nào Với Quốc Gia Của Bạn:
Có một điều bạn nên hiểu rằng các viên chức lãnh sự sẽ luôn ngầm định những công dân xin thị thực không định cư sang Mỹ đều có ý định ở lại, đo đó bạn cần phải vượt qua giả định này bằng cách thể hiện rằng mình sẽ hoàn toàn quay trở lại Việt Nam sau khi chuyến đi kết thúc.
Và để có cơ sở vững chắc nhất cho điều này thì bạn nên làm rõ các thông tin sau, đặc biệt là trong lúc đi phỏng vấn:
- Gia đình : Bạn có bao nhiêu người thân hiện tại đang sinh sống chung trong gia đình ? Bạn có phải là nguồn lao động tạo ra thu nhập duy nhất cho gia đình không ?
- Công việc : Nếu bạn đang vận hành doanh nghiệp trong nước hay có một công việc ổn định hãy khai báo rõ trong hồ sơ
- Thông tin về nghĩa vụ thuế : chứng minh được khả năng tài chính của mình và một trong những cách để làm điều này là thông qua các báo cáo thuế.
- Tài sản : Các tài sản giá trị như bất động sản hay các khoản đầu tư lớn trong nước luôn là "điểm 10 chất lượng" đối với các viên chức lãnh sự
Nếu trong hồ sơ của bạn có bao gồm những thông tin quan trọng bên trên thì mức độ "uy tín" của bạn trong mắt các nhân viên lãnh sự quán cũng tăng lên đáng kể.
1.4 Trả Lời Phỏng Vấn Thiếu Tự Tin, Ấp Úng:
Có thể nói đây là nguyên nhân phổ biến nhất, nó xuất hiện ở hầu hết tất cả chúng ta, nhưng không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm để có thể quen với điều này, đặc biệt là đối với các bạn chuẩn bị tham gia phỏng vấn lần đầu tiên.
Kể cả khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ tất cả các thông tin thì việc phải đối mặt với sự căng thẳng và áp lực trong quá trình phỏng vấn có thể khiến bạn mất tự tin và gây ra hiểu lầm.
Đôi khi, chúng ta không thể truyền đạt đúng ý định của mình, có thể bạn có rất nhiều câu trả lời hay ho "nổ ra" trong đầu nhưng đến lúc trả lời thì chẳng ăn nhập, dẫn đến việc bị hiểu lầm về mục đích chuyến đi, khả năng tài chính, hoặc các yếu tố khác quan trọng trong quyết định cấp visa.
1.5 Chứng Minh Tài Chính Chưa Đủ Thuyết Phục:
Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Mỹ, tỷ lệ từ chối visa Mỹ cho người Việt Nam vào năm 2022 là 26,2%, cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là thông tin về tài chính và thu nhập cá nhân chưa đủ thuyết phục.
Chứng minh tài chính đi du lịch Mỹ là một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng bạn có khả năng chi trả cho chuyến đi của mình, không phụ thuộc vào nguồn thu nhập hoặc trợ cấp của Mỹ, và sẽ trở về nước sau khi kết thúc mục đích du lịch. Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khăn trong việc cung cấp những bằng chứng hợp lệ và đầy đủ, như sao kê ngân hàng, giấy chứng nhận thu nhập, bảo hiểm, tài sản, v.v…
Nhớ rằng, việc chứng minh tài chính không chỉ là việc hiển thị số dư ngân hàng của bạn mà còn là việc thể hiện khả năng quản lý ngân sách hiệu quả và sự ổn định kinh tế lâu dài.
Tham khảo : Đi Du Lịch Mỹ Cần Bao Nhiêu Tiền ?
1.6 Không Làm "Dày" Lịch Sử Du Lịch:
Lịch sử du lịch "nghèo nàn" là một trong những yếu tố chủ chốt khiến bạn bị rớt visa Mỹ. Nó bao gồm những hồ sơ, giấy tờ, tem, dấu chứng minh bạn đã đi du lịch đến những quốc gia nào, khi nào, và mục đích gì.
Vẫn cần phải nhắc lại, một trong những yếu tố tiên quyết để các viên chức lãnh sự đánh giá mức độ phù hợp của bạn đối với việc xin visa Mỹ đó là "Khả năng quay trở về nước sau chuyến du lịch". Nếu bạn không muốn phải đi phỏng vấn visa Mỹ lần 2 thì giải pháp tốt nhất là bạn nên tăng cường đi du lịch thêm nhiều nơi khác nhau, trước khi bạn xin visa Mỹ
Một lịch sử du lịch phong phú có thể chứng minh rằng bạn là một người có kinh nghiệm quốc tế và quen thuộc với việc tuân thủ các quy định du lịch quốc tế.
1.7 Trang Phục Của Bạn Không Phù Hợp:
Khi trọng tâm của các buổi phỏng vấn thường xoay quanh các nội dung như hồ sơ cá nhân, lịch trình di chuyển cũng như cách chúng ta trả lời phỏng vấn, thì câu chuyện "ăn mặc sao cho hợp lý" thường bị xem nhẹ.
Cũng chính vì vậy, yếu tố trang phục thường xuyên bị bỏ qua nhưng đây lại là một trong số những lý do khiến chúng ta bị rớt Visa Mỹ một cách... ngớ ngẩn.
Nếu bạn biết "lên đồ" sao cho phù hợp thì xin chúc mừng, bạn sắp sửa có một buổi phỏng vấn diễn ra rất thành công !
2. Rớt Visa Mỹ Bao Lâu Xin Lại Được ?
Đây thường là thắc mắc và cũng là nỗi lo chung của rất nhiều người. Tuy nhiên thật sự không có một đáp án chính xác cho việc rớt visa Mỹ bao lâu xin lại được.
Việc quyết định có thể xin lại visa Mỹ thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng cốt yếu nó sẽ nằm ở cách mà bạn cải thiện lại thông tin hồ sơ của mình khi xin phỏng vấn visa Mỹ lần 2.
Trung bình bạn nên chờ từ 3 đến 6 tháng nếu muốn xin phỏng vấn lại visa Mỹ sau khi bị rớt. Bởi đa số các trường hợp không may bị "đánh trượt" thường xuất phát từ các vấn đề tài chính chưa đủ mạnh, lịch sử du lịch không mấy đa dạng hoặc các yếu tố ràng buộc về tài sản chưa đủ vững chắc.
Đó cũng là các yếu tố mà bạn khó có thể cải thiện ngay lập tức "ngày 1 ngày 2", đo đó con số 3- 6 tháng sẽ là hợp lý. Cá biệt cũng sẽ có những trường hợp cần cải thiện lâu hơn.
3. Phỏng Vấn Visa Mỹ Lần 2 Nên Cải Thiện Những Gì ?
Mặc dù khó khăn là vậy nhưng thật sự cũng không khó để bạn có thể dự phỏng vấn visa Mỹ lần 2, một số kinh nghiệm sau đây bạn có thể áp dụng khi xin phỏng vấn lại visa Mỹ
3.1 Thể Hiện Được Lịch Trình Và Mục Đích Du Lịch
Chuẩn bị thật kỹ lịch trình của bạn một cách chi tiết trước khi tham gia phỏng vấn, cố gắng ghi nhớ chúng và trả lời một cách mạch lạc trong quá trình phỏng vấn để nhân viên lãnh sự quán nhận thấy sự chỉn chu và tạo được ấn tượng ban đầu. Có như vậy thì tỉ lệ Visa Mỹ của bạn được chấp thuận cũng sẽ cao hơn rất nhiều.
3.2 Chứng Minh Được Tài Chính
Mang theo giấy tờ hoặc bằng chứng sở hữu tài sản để chứng minh rằng bạn có đủ khả năng tài chính. Trong đó có những lưu ý quan trọng như:
- Số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn phải đủ để chi trả cho chi phí du lịch, học tập, sinh hoạt và khẩn cấp trong thời gian ở Mỹ. Bạn nên có ít nhất 10.000 USD cho mỗi tháng du lịch, và 30.000 USD cho mỗi năm học tập.
- Tài khoản ngân hàng của bạn phải có lịch sử giao dịch ổn định và minh bạch, không có những khoản tiền bất thường hoặc không rõ nguồn gốc. Bạn nên tránh việc gửi tiền vào tài khoản ngay trước khi nộp hồ sơ hoặc phỏng vấn, vì điều này có thể làm giảm sự tin tưởng của lãnh sự.
- Nếu bạn có người bảo lãnh tài chính, bạn cần cung cấp những giấy tờ là bằng chứng thể hiện mối quan hệ và khả năng tài chính của người đó, như hộ chiếu, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, giấy chứng nhận thu nhập, v.v… Bạn cũng cần giải thích rõ ràng lý do tại sao bạn cần người bảo lãnh, và người bảo lãnh có ý định hỗ trợ bạn trong bao lâu.
- Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị những giấy tờ khác về tài sản và thu nhập của mình, như giấy tờ nhà đất, xe cộ, cổ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm, lương, lợi nhuận, v.v… Những bằng chứng này sẽ giúp tăng thêm sự thuyết phục về khả năng tài chính của bạn, và cũng làm chứng cho việc bạn có những mối liên kết mạnh mẽ với quê hương, và sẽ trở về sau khi hoàn thành mục đích du lịch.
3.3 Làm Dày Lịch Sử Du Lịch Của Mình
Bên cạnh đó, nếu chiếc hộ chiếu của bạn vẫn đang trong tình trạng "trống trơn" thì hãy cố gắng lắp đầy nó bằng cách đi nhiều nơi hơn. Tuy nhiên bạn vẫn phải đảm bảo cân bằng giữa số lượng và chất lượng, dưới đây là một số lưu ý cho bạn:
- Chọn những quốc gia du lịch phù hợp với mục tiêu và khả năng tài chính của mình. Bạn nên tránh những quốc gia có chi phí du lịch quá cao hoặc so với thu nhập của mình, vì điều này có thể làm lãnh sự nghi ngờ về nguồn gốc tài chính hoặc mục đích du lịch của bạn.
- Đi du lịch với tần suất và thời lượng hợp lý. Bạn nên tránh những chuyến đi quá ngắn hoặc quá dài, hoặc đi liên tục nhiều quốc gia trong thời gian ngắn.
- Tránh những quốc gia có mối quan hệ căng thẳng với Mỹ, hoặc có nguy cơ cao về an ninh, dịch bệnh, hoặc nhập cư bất hợp pháp.
Không chỉ có vậy, bạn hãy chủ động tìm tòi và tham khảo các câu hỏi phỏng vấn visa Mỹ thông dụng, vững vàng trong cách trình bày và trả lời câu hỏi.
3.4 Lựa Chọn Trang Phục Phù Hợp
Cuối cùng, vào ngày đi phỏng vấn visa Mỹ lần 2, mình khuyên bạn nên chọn lựa những bộ quần áo mang dáng vẻ và phong cách công sở một chút, bởi đây là những bộ trang phục không quá cầu kỳ và phức tạp trong cách phối đồ, mang lại tính đơn giản nhưng hiệu quả đi cùng lại không hề thấp.
4. Tham Gia Các Dịch Vụ Làm Visa Để Tăng Tỉ Lệ Đậu:
Có thể nói, visa Mỹ là một trong những loại Visa "quyền lực" nhất, không chỉ vì nó là cánh cửa duy nhất có thể đưa bạn đến quốc gia hiện đang đứng đầu của thế giới, mà còn là cả một quá trình chuẩn bị hồ sơ, thủ tục vô cùng nhiêu khê.
Hãy nhớ lại, bạn đã bao nhiêu lần phải cất công vào - ra lãnh sự quán, làm đi làm lại hồ sơ hàng tháng, thậm chỉ là cả năm trời, đóng không biết bao nhiêu lần lệ phí để được cấp visa, nhưng kết quả cuối cùng không khác gì một con số "0" tròn trĩnh ?
Thấu hiểu được những khó khăn và trăn trở của khách hàng, dịch vụ làm visa đi Mỹ tại TPHCM của công ty du lịch Ngôi Sao Group ra đời với mục tiêu mang lại cho khách hàng sự tiện lợi, tiết kiệm và nhanh chóng, hạn chế tình trạng phải đi phỏng vấn visa Mỹ lần 2.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành, Ngôi Sao Group tự hào là một trong những doanh nghiệp hàng đầu có khả năng đáp ứng giấc mơ "đặt chân lên đất Mỹ" của hàng chục nghìn du khách trên khắp cả nước.
Hãy để Ngôi Sao Group là cầu nối cho ước mơ của bạn. Đặt lịch hẹn ngay hôm nay !!!
Bài Viết Liên Quan:
>> Những lưu ý cho lần đầu nhập cảnh Mỹ
>> Kinh nghiệm du lịch Los Angeles tự túc